Người bị máu nhiễm mỡ cần có chế độ tập luyện và ăn uống phù hợp để đảm bảo tình trạng ổn định của sức khỏe, ngăn ngừa các biến chứng và bệnh lý liên quan
Sơ lược về bệnh máu nhiễm mỡ
Máu nhiễm mỡ thường xảy ra ở những người trung niên và cao tuổi, đây là tình trạng cơ thể bị rối loạn chuyển hóa lipid, cholesterol bị đọng ở thành các động mạch gây xơ vữa và thu hẹp động mạch. Từ đó lượng máu vận chuyển đi nuôi khắp cơ thể không cung cấp đủ có thể gây nên các bệnh nhồi máu cơ tim, tắc động mạch chi dưới, đột quỵ não,…
Máu nhiễm mỡ thường không có triệu chứng cụ thể, cách để xác định người bệnh có gặp tình trạng này hay không dựa vào kết quả xét nghiệm nồng độ cholesterol trong máu. Chính vì vậy, khi người bệnh có các cơn đau tức ở ngực, các dấu hiệu đột quỵ hoặc các chỉ số huyết áp bất thường, cần đến cơ sở y tế để khám và thực hiện xét nghiệm
Nguyên nhân bệnh máu nhiễm mỡ
Bệnh máu nhiễm mỡ bao gồm rất nhiều nguyên nhân thường gặp như di truyền, độ tuổi, béo phì, thói quen hút thuốc lá và uống bia rượu, lối sống lười vận động, thực đơn ăn uống không khoa học… Ngoài ra phụ nữ khi ở độ tuổi mãn kinh có tỉ lệ mắc máu nhiễm mỡ cao hơn. Các nguyên nhân khác thường gặp là người có sẵn bệnh nền như suy giáp, thận mạn tính, tiểu đường type 2…
Phòng ngừa bệnh máu nhiễm mỡ
Máu nhiễm mỡ là một tình trạng không hiếm gặp hiện nay, tuy nhiên việc phòng ngừa bệnh có thể đem đến những hiệu quả không ngờ cho người bệnh. Một số cách phòng bệnh máu nhiễm mỡ mà bất cứ ai cũng có thể dễ dàng thực hiện
- Theo dõi và kiểm soát cân nặng của bản thân ở mức ổn định.
- Chế độ ăn các thực phẩm chứa chất béo bão hòa như: Thịt bò, heo,…
- Đảm bảo thức ăn được nạp vào cơ thể được cân bằng dinh dưỡng, hạn chế sử dụng quá nhiều chất đạm và chất béo.
- Tăng cường các thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất và chất xơ.
- Hạn chế uống và sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,…
- Khám sức khỏe định kỳ.
Người bị bệnh máu nhiễm mỡ có ăn được hải sản không?
Nguồn dinh dưỡng từ hải sản
Người bệnh máu nhiễm mỡ có ăn được hải sản không? Nhắc đến hải sản thì đây là một loại thực phẩm được nhiều người lựa chọn và yêu thích bởi sự bổ dưỡng và đa dạng trong chế biến món ăn. Trong loại thực phẩm này chứa rất nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể có thể kể đến như vitamin A, vitamin D… giúp mắt sáng, xương chắc khỏe hay các khoáng chất sắt, lipit, axitamin,… bổ sung toàn diện sức khỏe. Ngoài ra đây còn là nguồn cung cấp dồi dào các axit béo giúp ngăn ngừa bệnh về tim mạch, cải thiện làn da, tăng sự ghi nhớ,…
Nhiều người bệnh máu nhiễm mỡ lo sợ lượng cholesterol cao trong hải sản có thể làm cho tình trạng bệnh phức tạp hơn và gây rối loạn mỡ máu. Tuy nhiên, việc người bệnh máu nhiễm mỡ ăn hải sản tốt hay không phụ thuộc vào cách lựa chọn và chế biến loại thực phẩm này.
Lựa chọn hải sản cho người bệnh máu nhiễm mỡ
Các loại hải sản được nấu chín chứa lượng cholesterol ở mức độ tốt cho cơ thể như tôm, tôm hùm, cua… và một số loại động vật thân mềm như ngao, sò điệp.. có lượng cholesterol thấp hơn. Bên cạnh đó mức cholesterol trong các loại cá thường thấp hơn nhiều so với trong các món từ loài giáp xác, một số loại cá có thể biết đến như cá rô phi, cá ngừ trắng, cá hồi hoang dã,…
Ngày nay việc môi trường bị ô nhiễm đang là một vấn đề đáng báo động, môi trường nước cũng không ngoại lệ. Việc này có thể ảnh hưởng đến chất lượng thủy hải sản bởi chúng có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân. Theo một thống kê của Hoa Kỳ (FDA) một số loại hải sản có mức thủy ngân cao cần lưu ý như cá thu vua, cá ngừ mắt to, cá kiếm,…
Việc lựa chọn, sử dụng các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày cần sự cẩn thận và mua ở những địa điểm uy tín, chất lượng để đảm bảo sức khỏe người bệnh và cả người xung quanh.
Lưu ý trong sử dụng hải sản cho người bệnh máu nhiễm mỡ
- Người mắc máu nhiễm mỡ cần hạn chế các món hải sản chiên, sốt bơ, nấu nhiều dầu mỡ,… và các món hải sản sống. Có thể thay thế bằng món luộc, hấp,…
- Người mỡ máu cao không nên kết hợp hải sản cùng thực phẩm chứa nhiều vitamin C bởi một số chất trong hải sản khi kết hợp cùng vitamin C có thể dẫn đến ngộ độc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
- Không sử dụng thực phẩm có tính hàn cao kết hợp với hải sản: Một số thực phẩm như rau muống, dưa hấu, dưa leo,… có tính hàn cao khi ăn cùng hải sản, được biết đến với tính hàn cao sẽ khiến người dùng cảm thấy khó tiêu, đầy hơi.
- Không ăn tráng miệng bằng trái cây hay trà sau bữa ăn hải sản bởi một số chất trong các loại thực phẩm này có thể tạo hợp chất gây kích ứng hệ tiêu hóa, tạo cảm giác buồn nôn, đau bụng. Có thể sử dụng trà và trái cây sau khi ăn hải sản khoảng 2 giờ.
- Không sử dụng hải sản đã chết hoặc chế biến qua ngày bởi hải sản vốn giàu đạm, khi chết dễ bị nhiễm khuẩn, một số loại vi khuẩn còn có thể biến thịt chuyển thành chất độc histamine gây nổi ban, khó thở, ngộ độc (đặc biệt trong cá thu, cá ngừ,…).
Vậy bị bệnh máu nhiễm mỡ có ăn được hải sản không?. Người bệnh không cần phải lo lắng nữa bởi chỉ cần biết cách lựa chọn loại thực phẩm và chế biến phù hợp thì sẽ đảm bảo được sức khỏe. Tuy nhiên lưu ý chỉ ăn đúng lượng nhất định, tham vấn ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.